Phân tích đánh giá Hệ thống xếp hạng điểm định cư Canada theo Express Entry được áp dụng từ 01/01/2015
Thuật ngữ dùng trong phân tích:
– Permanence Resident (PR) hoặc citizen: Thường trú nhân hoặc công dân Canada
– Foreign National: Công dân nước ngoài (tức không phải là thường trú nhân [PR] hoặc công dân Canada).
– Comprehensive Ranking System (CRS): hệ thống xếp hạng toàn diện khi xin định cư theo Express Entry.
– Spouse hoặc common-law partner: Vợ / chồng hoặc người chung sống hợp pháp. Gọi ngắn gọn trong bài sau là Spouse (hoặc vợ/chồng) vì ở Việt Nam thường không được công nhận chế độ common-law partner.
– CLB (Canadian Language Banchmarks): Bảng đối chiếu trình độ ngôn ngữ (tiếng Anh) khi xin định cư Canada.
Sơ lược
Từ tháng 01/01/2015, hệ thống định cư Express Entry bắt đầu có hiệu lực và áp dụng cho các hồ sơ nộp đơn xin định cư Canada theo các chương trình định cư phổ biến nhất như Federal Skilled Worker (FSW), Canadian Experience Class (CEC), Federal Skilled Trade Program (FSTP), và một phần của Provincial Nominee Program (PNP).
Chi tiết
Mặc dù thông tin về hệ thống Express Entry đã được ban bố nhiều tháng trước, đầu tháng 12/2014 các thành phần tính điểm xếp hạng chi tiết của hệ thống Express Entry mới được công bố bởi cơ quan chức năng. Có thể tóm lược các điểm chính của hệ thống xếp hạng trên như sau:
A. Các nhóm yếu tố đánh giá
Việc quyết định liệu công dân nước ngoài, những người nằm trong nhóm ứng viên xin định cư (express entry pool of candidates), xếp hạng thế nào để nhận được thư mời nộp đơn xin định cư dựa vào tổng số điểm đánh giá theo hệ thống xếp hạng toàn diện (CRS). Hệ thống này chia đối tượng xin định cư thành 2 nhóm lớn: a) Nhóm KHÔNG CÓ Spouse; b) Nhóm CÓ Spouse; Điểm tối đa cho các thành phần và nhóm tương ứng như sau:
B. Chi tiết về các nhóm yếu tố Factor 1 – Factor 4 ( gọi tắt là F1 – F4):
1. Yếu tố F1:
Đương đơn chính xin định cư được đánh giá cho điểm theo 4 phần: Tuổi + Trình Độ + Ngôn ngữ + Kinh nghiệm tại Canada
1.1: Tính điểm theo tuổi:
1.2: Tính điểm theo trình độ:
1.3: Tính điểm theo ngôn ngữ:
1.4: Kinh nghiệm làm việc tại Canada (Canadian work experience)
2. Yếu tố F2:
Vợ / chồng (spouse) xin cùng theo hồ sơ định cư được đánh giá điểm dựa vào 3 phần: Trình độ + Ngôn ngữ + Kinh nghiệm tại Canada
2.1: Tính điểm theo trình độ:
2.2: Tính điểm theo ngôn ngữ:
2.3: Kinh nghiệm làm việc tại Canada (Canadian work experience)
3. Yếu tố F3:
Đương đơn chính sẽ được đánh giá điểm dựa theo khả năng chuyển đổi kĩ năng: Trình độ + Kinh nghiệm làm việc nước ngoài + Chứng chỉ trong các nghề thuộc một trade occupation. Việc đánh giá sẽ kết hợp các tiêu chuẩn với nhau:
4. Yếu tố F4:
– Được nomination thông qua chương trình PNP của tỉnh: 600 điểm. Nếu từ chối nomination hoặc nomination bị vô hiệu thì sẽ không còn được 600 điểm này.
– Được job offer: 600 điểm. Nếu bị mất offer sẽ không còn được 600 điểm này.
Chú ý: Tối đa 600 điểm trong phần yếu tố F4, nếu vừa được nomination và vừa có job offer cũng chỉ được 600 điểm.
Nguồn tham khảo (References):
1. Canada Gazette: EXTRA Vol. 148, No. 10
2. CIC Official Website: http://www.cic.gc.ca/english/express-entry/grid-crs.asp
3. Luật sư di trú Rod Megill
4. Luật sư di trú Steven Meurrens
C. Nhận xét chuyên môn
Xếp hạng được dựa trên tổng số điểm của mỗi hồ sơ. Các cách sau giúp cải thiện điểm xếp hạng trong hệ thống định cư Express Entry, tăng cơ hội xin định cư Canada:
1. Cân nhắc độ tuổi đi học để có thể nộp đơn định cư trong khoảng 18-31 tuổi (tốt nhất là 20-29 tuổi). Càng cao tuổi hơn càng mất điểm. Từ 40 tuổi trở đi mất điểm càng nhiều.
2. Học bậc cao hơn hoặc học chương trình dài hơn. Ví dụ học Master 1 năm cũng được 135 điểm còn postgrad 1 năm chỉ được 90 điểm. Cao đẳng 2 năm (diploma) được 98 điểm so với cao đẳng 3 năm (advanced diploma) hoặc đại học 3-4 năm được 120 điểm. Ngoài ra, sau khi đã tốt nghiệp một bằng 3 năm (advanced diploma hoặc cử nhân BA), học thêm một bằng 1 năm cũng giúp tăng điểm. Bằng 1 năm này có thể là postgrad hoặc Master.
3. Nâng điểm ngoại ngữ (Ví dụ IELTS). Nếu biết cả tiếng Anh và Pháp thì nên thi chứng chỉ cả hai. Tuy nhiên ngoại ngữ [1] cao điểm gấp nhiều lần ngoại ngữ [2]. Thời gian đầu tư vào học sẽ mất nhiều công sức trong khi điểm tăng không nhiều cho ngoại ngữ thứ 2 (tối đa 24 điểm so với 136 điểm của ngôn ngữ [1] ).
4. Xin được chỉ định theo chương trình của tỉnh bang (PNP) được 600 điểm. Việc học Master tại Ontario vừa giúp xin được nomination để xin định cư theo chương trình PNP Ontario (thời gian xử lý hồ sơ lâu, khoảng 15 tháng) vừa giúp xin định cư theo Express Entry của Federal (thời gian xử lý hồ sơ nhanh khoảng 6 tháng)
5. Kinh nghiệm làm việc tại Canada lâu hơn sẽ có thể giúp tăng điểm. Thời điểm nộp đơn để có kinh nghiệm đủ tăng điểm sẽ quan trọng.
6. Với cùng một bậc học (cao đẳng hoặc đại học, Master), chất lượng (hay ranking) của các trường tại Canada không có tác động trực tiếp trong hệ thống tính điểm của Express Entry này. Tuy nhiên, chất lượng trường sẽ có ảnh hưởng gián tiếp (và có thể nói ảnh hưởng lớn) đến vấn đề cạnh tranh việc làm tại công ty có thể xin Labor Market Impact Assessment (LMIA). Thủ tục làm hồ sơ LMIA rất phức tạp và tốn kém cho công ty. Dù sinh viên có Post-Graduation Work Permit vẫn được đi làm các jobs không cần LMIA, khi nộp hồ sơ xin định cư theo Express Entry sẽ cần LMIA-based jobs .
7. Yếu tố có con nhỏ trong một số chương trình định cư cũ đã không còn tác động đến hồ sơ định cư thể hiện ở việc không có đánh giá điểm cho các mục này.
Kết luận
Mặc dù thời gian xử lý hồ sơ nhanh (6 tháng) và hệ thống tính điểm chi tiết minh bạch, hệ thống Express Entry gây ra cho sinh viên quốc tế nhiều khó khăn với rào cản mới là LMIA. Theo xu hướng chuyển dịch việc xin định cư từ các chương trình của Federal (quốc gia) sang chương trình PNP của từng tỉnh, quota cả các chương trình PNP đã và đang tăng nhanh. Những người học tại Canada sau này sẽ dồn sang xin vào các chương trình PNP tại từng tỉnh.
LMIA đóng một vai trò quan trọng tác động đến số lượng lớn các đơn xin định cư bậc cao đẳng đại học qua Express Entry và cả những người từ ngoài Canada xin vào Canada. OTop10 sẽ có bài phân tích chi tiết về LMIA.
Ngoài ra, sự ra đời của Express Entry sẽ đẩy phần lớn sinh viên chuyển dịch sang chọn các chương trình định cư PNP của các tỉnh. Liên quan đến các chương trình PNP, OTop10 sẽ có bài phân tích cụ thể để giúp các bạn sinh viên định hướng và chọn lựa đúng đắn giúp việc định cư thuận lợi tại Canada.